PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THÁI
Video hướng dẫn Đăng nhập

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THÁI

   TỔ TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

   Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

   Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

   Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi và không xảy ra phổ biến. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả của nó đối với giới trẻ và sự phát triển của xã hội. Hiện tượng học sinh (HS) đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của HS ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Rõ ràng bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng bỏng, gây nhức nhối lòng người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng trưc tiếp tới tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, hiểu thế nào là bạo lực học đường, cách phòng tránh xảy ra bạo lực là hết sức quan trọng và thiết thực.

 1. Nguyên nhân

* Từ phía gia đình: 

   Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng. Một nguyên nhân nữa cũng cần nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm từ phía gia đình do cha mẹ chỉ chăm chú vào các công việc làm ăn hàng ngày thiếu sự kiểm soát và chăm sóc con cái thường xuyên hoặc do gia đình ít con nên sự chiều chuộng con cái quá mức chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự kiểm soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em cũng chính là mối quan tâm mà chúng ta cần suy nghĩ.

*Từ xã hội:

   Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trong game online, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, những phim ảnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội như bạo lực trên các sân cỏ, đâm chém để tranh giành quyền lợi, đánh người thi hành công vụ, …

* Từ phía nhà trường: 

   Công tác chủ nhiệm còn ít được quan tâm, còn ít sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và xã hội.

* Từ phía học sinh: Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo. Mặt khác do tâm lý muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và bạn bè.

HS ở lứa tuổi mà cơ thể các em đang có sự phát triển mạnh mẽ, tâm sinh lý có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẫn, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Lý do dẫn đến học sinh đánh nhau thương rất đơn giản như: nhìn mặt thấy “ghét”; va chạm trong lúc vui chơi, trên đường đi học; mâu thuẫn, nói xấu nhau qua diễn đàn, “chát” hay một số vụ việc là do học sinh có quan hệ khác giới, yêu đương sớm, ghen tuông nên ẩu đả, đánh nhau để trả thù. Rồi còn có những vụ chửi nhau trên facebook sau đó gặp nhau rồi đánh nhau…

 2. Hậu quả

* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

   Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác.

   Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.

   Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.

   Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.

   Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan.

   Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.

* Ảnh hưởng đến gia đình

   Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.

* Ảnh hưởng đến nhà trường

   Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.

   Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô.

* Ảnh hưởng đến xã hội

   Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ.

   Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.

   Làm mất trật tự xã hội.

3. Cách phòng tránh bạo lực học đường:

   - Tích cực rèn luyện kĩ năng sống: kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người khác như:  ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thày cô giáo.; tôn trọng nhân phẩm và thân thể của bản thân và bạn bè cũng như người khác, sống chân thành, thật thà và suy nghĩ tích cực…

   - Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

   - Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực ( không gây bạo lực, cổ động, kích động, bao che cho hành vi bạo lực, nói không với phim ảnh, video bạo lực

   - Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.

   - Tuyên truyền, giúp đỡ cho bạn bè, gia đình hiểu rõ về bạo lực học đường và cách phòng tránh..

   - Khi có vấn đề về bản thân, các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô hoặc với đối tượng khác nên chia sẻ cùng bạn bè, người thân và thầy cô để nhận được lời khuyên và giúp đỡ cần thiết kịp thời…

   Hãy chung tay để đẩy lùi, bài trừ bạo lực học đường. Vì đây không chỉ là trách nhiệm của tôi, của bạn, của trường học, của ngành giáo dục mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

   Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, chúc các em học sinh học tập tốt, chăm ngoan xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…

               Xin trân trọng cảm ơn!

                                                                                                       


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thực hiện Kế hoạch tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe – Tiến bước lên Đoàn” phát động thi đua tổ chức các hoạt động chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/05/2024). ... Cập nhật lúc : 16 giờ 12 phút - Ngày 26 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 16 – 17 tháng 03 năm 2024, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Kim Thành đã tổ chức “Ngày hội trải nghiệm STEM năm học 2023 - 2024”. Các sản phẩm STEM trưng bày có thể là những sản phẩm thi ... Cập nhật lúc : 9 giờ 56 phút - Ngày 20 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Năm học 2022 - 2023, theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, môn Tin học đã trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 3 trong các trường tiểu học. Môn Tin học trong các trườn ... Cập nhật lúc : 9 giờ 27 phút - Ngày 20 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Năm học 2022 - 2023, theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, môn Tin học đã trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 3 trong các trường tiểu học. Môn Tin học trong các trườn ... Cập nhật lúc : 9 giờ 14 phút - Ngày 20 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Tháng ba về với sắc xuân tràn ngập đất trời, muôn hoa đua nhau khoe sắc, vạn vật đã bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài. Nắng xuân tràn về xua đi cái giá lạnh của mùa đông. Trong tiết trời dịu ... Cập nhật lúc : 8 giờ 34 phút - Ngày 20 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học si ... Cập nhật lúc : 8 giờ 25 phút - Ngày 20 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THÁI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 3 Giới thiệu Bộ sách: “Vun trồng tính cách tốt” . Hiện nay, việc giáo dục nhân cách trẻ ngay từ khi còn nhỏ rất được các gia đìn ... Cập nhật lúc : 16 giờ 27 phút - Ngày 19 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Trong tuần học cuối kì 1 các lớp 2,3 trường Tiểu học Phú Thái tổ chức giao lưu tìm hiểu về Tế cổ truyền cùng với hoạt động trải nghiệm “ Bày mâm ngũ quả ngày Tết.”Qua các hoạt động dưới hình ... Cập nhật lúc : 15 giờ 48 phút - Ngày 23 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THÁI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 2 Giới thiệu Bộ sách: “Mười vạn câu hỏi vì sao” Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến! Trong mỗi chúng ta, t ... Cập nhật lúc : 15 giờ 42 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Chương trình "XUÂN YÊU THƯƠNG -TẾT SUM VẦY" của trường TH Phú Thái được diễn ra vào chiều 05/02/2024 với các nội dung: Trang trí trường học, lớp học tạo không khí vui tươi của ngày Tết; Học ... Cập nhật lúc : 8 giờ 55 phút - Ngày 20 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
12345678910111213141516171819
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Quyết định của Bộ GDĐT phê duyệt sách giáo khoa môn Ngoại ngữ 2 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông
Quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 5 của Bộ GD&ĐT
Quyết định của Bộ GD&ĐT phê duyệt SGK các môn hoạt động giáo dục lớp 5 và SGK môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG 8_2023
KẾ HOẠCH KIỂM TRA, TU SỬA CSVC ĐẦU NĂM HỌC 23_24
KẾ HOẠCH TUYỂN SINH NĂM HỌC 2023_2024
KẾ HOẠCH TU SỬA CSVC NĂM HỌC 2023_2024
QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HĐ TUYỂN SINH LỚP 1_NĂM HỌC 2023_2024
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP 1_NĂM HỌC 2023_2024
BÁO CÁO TỔNG KẾT THI ĐUA, TỔNG KẾT NĂM HỌC 2022-2023
BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 22_23 ( ĐỌC TẠI LỄ TỔNG KẾT)
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 35
QUYẾT ĐỊNH RA ĐỀ_THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 22_23
KẾ HOẠCH KIỂM TRA CÔNG TÁC BÁN TRÚ THÁNG 5
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TUẦN 34
12345678910...